1. Tình hình thị trường việc làm Việt Nam hiện nay
Thị trường việc làm Việt Nam khá biến động đặc biệt là sau dịch Covid19. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đặt ra mối quan ngại sâu sắc với các bậc phụ huynh và học sinh khi đứng trước việc lựa chọn ngành nghề. Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của Tổng cục Thống kê, quý II năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam cao nhất trong vòng 10 năm qua. Vì lo lắng cho “đầu ra”, các bậc phụ huynh và học sinh luôn mong muốn lựa chọn ngành nghề có triển vọng, sẽ “hot” trong vòng những năm tới để gia tăng cơ hội về việc làm trong tương lai. Bởi thế mà xu hướng việc làm trong tương lai luôn là chủ đề được quan tâm.
2. Những ngành hot trong 5 năm tới
Cách mạng 4.0 phát triển như vũ bão kéo theo việc xuất hiện nhiều ngành nghề mới và gây bão hòa ở một số lĩnh vực. Cùng với đó, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng, chỉ trong vòng vài năm qua chúng ta đã liên tục tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do lớn như CPTPP, EVFTA… làm thay đổi diện mạo nền kinh tế. Việc dự báo xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam có thể không hoàn toàn chuẩn xác nhưng dựa trên tình hình thực tế, chúng ta có thể thấy một số ngành nghề sẽ lên ngôi trong vòng vài năm tới.
2.1. Ngành Công nghệ thông tin (CNTT)
Với cuộc cách mạng 4.0, CNTT xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hầu hết các công ty, tổ chức đều có nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này. Thị trường việc làm cho các công việc liên quan đến CNTT được dự đoán sẽ mở rộng không ngừng trong 5 năm tới.
Các công việc cụ thể là lập trình viên, quản trị mạng, thiết kế đồ họa… Đặc biệt, trong lĩnh vực này có một tiểu ngành đang trở thành xu hướng mới là Khoa học dữ liệu. Ngành này không còn mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam, nó chưa phải cái tên quen thuộc. Khoa học dữ liệu là sự kết hợp của toán học công nghệ thông tin và kiến thức ứng dụng. Nhờ lượng kiến thức được trang bị rất lớn, ngành này mở ra cơ hội việc làm rất đa dạng, người học có thể làm nhà nghiên cứu, nhân viên phát triển sản phẩm, ứng dụng vào các lĩnh vực kinh doanh, marketing…
2.2. Ngành Y – dược
Nhóm Việc làm ngành Y – dược vẫn luôn giữ được độ “hot” đối với phụ huynh và học sinh khi chọn ngành nghề. Đây là ngành thiết yếu và gần như không bao giờ lỗi thời. Dù mức độ cạnh tranh khá cao, tuy nhiên trong ngành này vẫn có những nghề thiếu nhân lực điển hình là điều dưỡng viên. Hiện nay, cuộc sống khá bận rộn và nhu cầu thuê điều dưỡng chăm sóc người thân bị bệnh để dành thời gian cho công việc đang tăng cao. Dự đoán, ngành y-dược vẫn tiếp tục là miền đất hứa cho các bạn trẻ khi lựa chọn bước đường tương lai.
2.3. Ngành Giáo dục mầm non
Trái với suy nghĩ của nhiều người về tình trạng thất nghiệp của ngành giáo dục, ngành giáo dục mầm non thực tế thuộc hàng top trong danh sách xu hướng nghề nghiệp năm 2025 ở Việt Nam. Tỷ lệ sinh ở nước ta vẫn đang tăng, trẻ em được sinh ra cần tới sự chăm sóc, giáo dục. Theo đó, ngành giáo dục mầm non cũng mở rộng thêm cơ hội việc làm.Tuy vậy, ngành nghề này vẫn chưa thực sự hấp dẫn với nhiều bạn trẻ bởi lẽ yêu cầu công việc khá cao, cần sự kiên nhẫn cao tuy nhiên mức thu nhập lại không đủ hấp dẫn. Mức lương của giáo viên mới ra trường chỉ rơi vào khoảng 2-3 triệu đồng, thấp hơn tương đối so với các ngành khác.
2.4. Ngành Truyền thông
Trong kỷ nguyên thông tin thì nhóm ngành Marketing-truyền hình-báo chí rất được ưa chuộng. Hầu hết các tổ chức đều cần bộ phận Marketing-truyền thông để gây dựng thương hiệu, danh tiếng. Dự đoán trong 5 năm tới, nhóm ngành truyền thông sẽ thu hút lượng lớn bạn trẻ nhờ vào mức lương hấp dẫn, công việc thú vị.
Các công việc cụ thể của ngành này khá đa dạng bao gồm nhân viên PR, sáng tạo nội dung, tổ chức sự kiện, báo chí, truyền hình…
Mức lương trung bình của ngành này khá cao, rơi vào khoảng ít nhất 7-12 triệu đồng tùy vị trí, công việc.
2.5. Ngành phiên dịch
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng nên ngành phiên dịch trở thành cái tên được nhắc tới khi tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam. Các cá nhân và tổ chức đều cần tới ngoại ngữ nếu muốn phát triển. Những ngôn ngữ phổ thông như tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật… mở ra cơ hội việc làm khá rộng mở, tuy nhiên, nếu bạn theo học ngôn ngữ hiếm, ít người theo học thì mặc dù cơ hội việc làm không quá nhiều nhưng mức lương thưởng rất hấp dẫn.
2.6. Ngành Công nghệ ô tô
Với sự ra đời của Vinfast, Việt Nam chính thức bước vào đường đua sản xuất ô tô. Ngành công nghệ ô tô của Việt Nam hứa hẹn sẽ rất triển vọng trong những năm tới. Rất nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục mở thêm khoa chuyên về ngành công nghệ ô tô. Vì vậy, dự đoán ngành này cũng sẽ rất “khát” nhân lực trong vòng những năm tiếp theo.
2.7. Ngành điện tử viễn thông – Cơ hội tỏa sáng cho các tài năng trẻ trong tương lai
Trong xã hội hiện đại, nhận định ngành điện tử viễn thông – cơ hội tỏa sáng cho các tài năng trẻ trong tương lai quả không sai. Điện tử viễn thông đóng vai trò nòng cốt đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp, nhiều cường quốc trên thế giới không tiếc chi những khoản tiền khổng lồ mỗi năm để thu hút nhân tài trong ngành này. Công nghệ điện tử viễn thông (Electronic & communicating engineering – ECE) là một thuật ngữ tương đối rộng. Nó bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như điện tử tiêu dùng, điện tử tương tự, kỹ thuật điện tử,… Kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông sẽ là những người nghiên cứu, phát triển và chế tạo các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông hiện đại.