Vinamilk tiếp tục năm thứ 3 dẫn đầu doanh nghiệp có nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
Danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020 do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố tối 22/10 cho biết, Vinamilk tiếp tục được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
Tiếp đến trong top 5 theo thứ tự là Vietcombank, Nestlé Việt Nam, Viettel và Abbott Laboratories GmbH. Khảo sát được thực hiện với 559 doanh nghiệp, thuộc 20 ngành nghề với sự tham gia của 71.460 người đi làm có kinh nghiệm.
Ở hạng mục nơi làm việc tốt nhất theo ngành nghề, có thể kể đến một số doanh nghiệp nổi bật như: Manulife Việt Nam với 3 năm liên tiếp dẫn đầu ngành bảo hiểm, GreenFeed Việt Nam lần đầu đứng đầu nơi làm việc tốt nhất ngành nông – lâm – thuỷ sản; VinaCapital bứt phá trở thành nơi làm việc tốt nhất ngành dịch vụ tài chính.
>>Xem danh sách đầy đủ tại đây
Bảng xếp hạng năm nay tiếp tục có tên các doanh nghiệp lớn thuộc nhiều ngành như Suntory PepsiCo Việt Nam, KPMG Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam, Techcombank…Bên cạnh đó, nhiều công ty thăng hạng trong năm nay như FWD Việt Nam, Acecook Việt Nam, Perfetti Van Melle Việt Nam, British American Tobacco Việt Nam, NutiFood, PNJ Group, Dai-ichi Việt Nam…
Những doanh nghiệp lần đầu vào Top 100 có thể kể đến như: Hưng Thịnh, VNPT, Brother International Việt Nam, Nam Long, Lixil Việt Nam, Zuellig Pharma Việt Nam, La Vie, Gamuda Land Việt Nam, Maersk Việt Nam, Lazada Việt Nam…
Cùng với danh sách nơi làm việc tốt nhất, nghiên cứu trên còn đưa ra top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn, ghi nhận dấu ấn của các doanh nghiệp Việt như; DatVietVAC, NutiFood, Yeah1 Group, Chứng khoán Bản Việt…
Ngoài ra, lần đầu tiên, nghiên cứu khảo sát còn công bố 10 doanh nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc năm 2020 gồm: Acecook Việt Nam, GreenFeed Việt Nam, Generali Việt Nam, Chubb Life Việt Nam, Daikin Việt Nam, Xây dựng Hòa Bình, Sài Gòn Food, VNPAY, Fecon.
Theo các khảo sát được thực hiện trong giai đoạn tháng 4-9/2020 của Anphabe, khi Covid-19 ập đến, 40% doanh nghiệp được hỏi thừa nhận chi phí trả công lao động là gánh nặng lớn nhất. Trong 6 tháng kể từ khi đại dịch bắt đầu, đến 51% nguồn nhân lực bị ảnh hưởng bởi các hình thức cắt giảm mạnh tay của doanh nghiệp.
Cụ thể, 37% người lao động bị giảm lương, 32% nhân sự bị mất việc, 11% nhân viên tại các công ty bị chuyển vị trí toàn thời gian sang lao động tự do, thời vụ. Trong nửa cuối năm nay, xu hướng “tinh giảm nhân lực theo lộ trình” vẫn diễn ra một cách chủ động để giảm thiểu chi phí.
Cùng với cắt giảm, khảo sát ghi nhận 6 xu hướng chuyển đổi đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ bao gồm: làm việc từ xa; thay đổi yêu cầu về công việc và nhân lực; tái cấu túc theo hướng phẳng và gọn; đẩy nhanh chuyển đổi số; học tập trực tuyến, đẩy mạnh phát triển thị trường mớ